Chi phí mở quán trà sữa take away cần bao nhiêu vốn?
Quán trà sữa take away đang là xu hướng kinh doanh được nhiều bạn trẻ ưa chuộng hiện nay. Do chi phí đầu tư thấp, kinh doanh dễ dàng và hoàn vốn nhanh chóng. Tuy nhiên, để có thể mở một quán mô hình trà sữa nhỏ thành công, bạn cần lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng và các khoản phí cần thiết. Vậy, chi phí mở quán trà sữa take away cần bao nhiêu vốn?

1. Chi phí mở quán trà sữa take away ban đầu
1.1. Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí thuê phụ thuộc vào vị trí, diện tích và giá thuê tại khu vực bạn muốn mở quán. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng cho mô hình quán trà sữa mang đi dao động khoản từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.
- Bạn nên chọn mặt bằng có vị trí đắc địa, gần khu vực tập trung đông dân cư, văn phòng, trường học,... để thu hút khách hàng.
- Cần lưu ý các yếu tố như diện tích mặt bằng, giá cả, chi phí sửa chữa, hợp đồng thuê,... trước khi quyết định thuê mặt bằng.

1.2. Chi phí đầu tư trang thiết bị
- Bạn cần trang bị các thiết bị pha chế cơ bản như máy pha trà, máy xay sinh tố, tủ lạnh,... Chi phí cho các thiết bị này sẽ dao động từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
- Ngoài ra, bạn cũng trang bị quầy pha chế, trang trí quán,... cho quán trà sữa. Chi phí phụ thuộc vào phong cách thiết kế và chất liệu bạn lựa chọn. Nên chi phí bạn cần chi khoảng 5 triệu đến 15 triệu đồng cho trang trí thiết kế quán.

1.3. Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm trà, sữa, topping,... Chi phí này sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp và chất lượng nguyên vật liệu bạn chọn. Trung bình, bạn cần chi khoảng 5 triệu đến 10 triệu đồng cho nguyên vật liệu mỗi tháng.

1.4. Chi phí marketing quán trà sữa
Để có thể thu hút khách hàng, bạn cần đầu tư marketing cho quán như phát tờ rơi, đăng bài trên mạng xã hội, chạy quảng cáo,... Chi phí marketing dao động từ 1 triệu đến 3 triệu đồng cho mỗi tháng.

2. Chi phí vận hành hàng tháng quán trà sữa take away
- Tiền lương nhân viên: Chi phí tiền lương nhân viên sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên và mức lương bạn có thể trả cho họ. Nên trung bình khoảng 5 triệu đến 10 triệu đồng cho tiền lương nhân viên mỗi tháng.
- Điện nước: Chi phí điện nước sẽ phụ thuộc vào lượng điện nước bạn sử dụng mỗi tháng. Trung bình, bạn cần chi khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng cho chi phí điện nước.
- Internet: Chi phí internet sẽ dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi tháng.
- Tiền thuế: Mức thuế bạn phải đóng sẽ phụ thuộc vào doanh thu của quán.
- Khấu hao: Chi phí khấu hao cho các trang thiết bị trong quán sẽ được tính vào chi phí hàng tháng. Mức khấu hao sẽ phụ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng của các trang thiết bị.

3. Ngoài ra một số lưu ý khác bạn nên chú ý
- Số vốn mở quán trà sữa trên chỉ là mức chi phí dự trù, có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể như là giá thuê mặt bằng, chi phí trang thiết bị, nguyên vật liệu,...
- Bạn cần khảo sát thị trường kỹ lưỡng trước khi mở quán để có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng. Do đó, bạn nên lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên vật liệu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhanh nhẹn và chu đáo để tạo thiện cảm với khách hàng.
- Thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường để đổi mới thực đơn, sáng tạo ra những thức uống mới lạ để thu hút khách hàng.
- Cần có kế hoạch marketing cụ thể để thu hút khách hàng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội, tờ rơi, website,... để quảng bá quán trà sữa.
Tóm lại ý tưởng mở quán trà sữa take away là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng với chi phí mở quán đầu tư tương đối thấp. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể ước tính được chính xác chi phí mở quán trà sữa take away và có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Bài viết xem nhiều nhất
Tin Tức liên quan
Nhận thông tin về
Bất động sản